FREE SHIP CHO TẤT CẢ ĐƠN HÀNG
ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ CHO TẤT CẢ ĐƠN HÀNG
FREE SHIP CHO TẤT CẢ ĐƠN HÀNG
ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ CHO TẤT CẢ ĐƠN HÀNG
FREE SHIP CHO TẤT CẢ ĐƠN HÀNG
ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ CHO TẤT CẢ ĐƠN HÀNG
FREE SHIP CHO TẤT CẢ ĐƠN HÀNG
ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ CHO TẤT CẢ ĐƠN HÀNG
FREE SHIP CHO TẤT CẢ ĐƠN HÀNG
ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ CHO TẤT CẢ ĐƠN HÀNG
MENBOX StyleSupply

Color Permutation in Menswear (1/2): Factoring your Outfit Items

Thứ Tư, 13/03/2024
Menbox
Color Permutation in Menswear (1/2): Factoring your Outfit Items

Hoán vị (Permutation) màu sắc trên trang phục là đề tài chúng tôi từng quan tâm khi chơi môn Classic Menswear, vì bộ môn này là những bài thực hành việc mặc nhiều items trên trang phục. Cũng như bài viết "Material Evaluation for Polo Shirt", để đánh giá được 3 yếu tố quan trọng như Độ mát/thở (Breathability), Độ nhăn (Wrinkleness), và Độ lên dáng (Drape) của vải thì cần xem xét một lúc cả 3 hệ số Material/Composition, Weight, và Weave.

 

 Đề tài lần này để nói chuyên sâu thì cũng bao gồm các hệ số cân bằng cùng lúc như: 

- Cặp màu sắc và vị trí (Color and Position Factor) 

- Cặp chất liệu và kết cấu bề mặt (Material and Texture Factor) 

- Cặp hình thái và độ trang trọng (Silhouette and Formality Factor) 

 

 

Nhưng thật lòng mà nói, ZIGNOR viết vậy thôi chứ để áp dụng được hết thì nó cũng khó thực tế cho đại chúng. Độc giả có thể xem đây là bài viết tham khảo và dùng một nửa trong đây là đủ, chủ yếu là Cặp đầu tiên chúng tôi sẽ đi sâu hơn. Nên nhớ, mặc khác đi các nguyên tắc sau, không đồng nghĩa với xấu, chỉ là khó hơn và dễ ít đẹp hơn mà thôi. Vẫn có những Outfit làm ngược lại và có nét đẹp riêng, nhưng hiếm thấy.

 

 

1. Color & Position: 

Loại sản phẩm trên outfit (tạm gọi là item) như shirt, jacket, pants, shoes, accessories (tie, socks, etc.) đều được quy định bằng vị trí của nó trên cơ thể người mặc. Người ta chia thành 2 phân khu như Trên (Top) và Dưới (Bottom) để phân biệt giữa cặp Jacket-Shirt và Pants/Shoes. 

Thông thường lệ làng thường bảo đừng khiến người khác nhìn xuống phần dưới mà hãy hướng họ lên trên (trừ khi người mặc có mục đích trình diễn như Michael Jackson mang vớ trắng hay Agent 47 mang cà vạt đỏ). Vì vậy chỉ cần Hoán Vị giữa các cặp màu sắc trên Outfit là sẽ ra giá trị khác ngay về mặt thị giác. Đây là cặp Hệ số dễ nhận thấy nhất khi thay đổi. 

 

Đây là một ví dụ cho thấy khi thay đổi Navy và Grey 2 vị trí Top và Bottom thì hiệu ứng ra sẽ khác nhau.

Trường hợp này chúng tôi đánh giá là không xấu nhưng kém hẳn so với khi anh ấy mặc Hoán vị lại.

Trong Color nó còn các Sub-factor như Contrast và Complemetary, nếu nói sâu hơn thì rất phức tạp nên cách tốt nhất là độc giả có thể dùng Color Wheel để thử nghiệm trước khi ứng dụng. Bài viết này chỉ cố tóm lược phần đơn giản nhất (vì thực lòng chúng tôi cũng không đủ chữ nghĩa để viết hết về đề tài màu sắc này).

 

Nguyên tắc 1 (dễ áp dụng nhất): Top Darker, Bottom Lighter. 

Nghĩa là chỉ cần áp dụng Jacket Tối hơn Pants về sắc độ (không nhất thiết phải cùng nhóm màu) ngoài việc để chiếc Jacket được tôn lên trên nền tone sáng hơn của Shirt và Pants sẽ cho hiệu ứng dễ chịu cho mắt hơn là ngược lại (không có nghĩa ngược lại là hoàn toàn xấu; và trong 1 số trường hợp như jacket Ivory thì chúng ta không có lựa chọn nào sáng hơn để mặc để theo nguyên tắc này, thì việc tốt nhất là mặc quần có tone/shade giảm thiểu chênh lệch với áo là được).

 

Top Darker, Bottom Lighter giúp bạn có cuộc sống dễ dàng hơn. Minh họa với outfit cùng nhóm màu.

Nguyên tắc 2:  Top Contrast/Complementary, Bottom Neutral.

Nếu giữa Top và Bottom có sự contrast/complementary (không cùng nhóm màu) thì Bottom nên lựa chọn các nhóm màu trung tính như Grey, Beige, Brown, Taupe, White, và Green. Trong khi Top có thể đa dạng hơn. Blue/Navy là một nhóm màu khó hơn người ta nghĩ để mặc Bottom.

 

Ví dụ này chúng tôi chọn trường hợp lạ mắt một chút (Khôi Nguyên) bằng Top Reddish Brown, Bottom Green với contrast gap giữa 2 item lớn.

Nhiều người hay nói nguyên tắc sinh ra là để phá vỡ. Chúng tôi thấy đa phần những người nói câu đấy đều chưa thực hành đủ. Người thực hành đủ thường hiểu rõ nguyên tắc rất quan trọng và ít khi họ làm khác đi. ZIGNOR hy vọng bài viết lần này không quá phức tạp để độc giả thử chiêm nghiệm, nếu có ý kiến đóng góp chúng tôi rất muốn lắng nghe. Kì sau chúng tôi sẽ nói về 2 cặp còn lại.

 

 

2. Các trường hợp ví dụ để độc giả xem qua: 

 

- Classic: gồm các trường hợp kinh điển mặc từ xưa đến nay và có độ phổ biến cao vì dễ mặc. 

 

Jacket Navy và Pants Light/Medium Grey khi đặt cạnh các phiên bản mặc ngược lại, độc giả sẽ thấy Grey Jacket chỉ nên mặc với cả bộ Suit hoặc với quần cùng hệ Grey nhưng khác Tone. Minh họa Andreas Weinas và các anh Nhật. 

Jacket Dark Brown và Pants Beige. Tương tự khi đảo ngược lại vị trí chúng ta đôi khi sẽ thấy vài trường hợp kì cục tùy vào sắc độ và chất liệu được ứng dụng. Minh họa Khoi Do và Tai T Nguyen. 

 

 

 

- Contemporary: gồm các trường hợp xuất hiện thường xuyên hơn chỉ sau 2010s khi làn sóng menswear được phổ cập, nhưng độ phổ biến cũng không phải quá cao. 

 

Jacket Green (Military/Forest) và Pants Grey/Taupe/Brown/Beige. Độ phức hợp này cao vì nếu Jacket là Military thì earth tone (chất nâu bên trong Green) mạnh hơn Forest, vì thế nó sẽ đi với nhóm Taupe, Brown, Beige hợp hơn là Grey Pants. Minh họa Khôi Nguyên và Tai T Nguyen. 

 

Jacket Medium Brown và Pants Ivory/Light Cream. Sự kết hợp này mang tính contrast cao nhưng không gây khó chịu vì Brown được làm mềm hơn với tone Medium, trong khi quần kem (trắng ngà) bản chất đã có ánh vàng nhẹ, mà vàng thì đi từ earth tone ra. Nên Contrast của hai màu này lên chung sẽ dịu mắt hơn là Dark Brown Jacket và White Pants trắng tinh. Minh họa Khoi Do. 

Jacket Salmon Orange và Pants Coral Pink. Kiểu này gần với Monochrome trên outfit hơn vì Coral Pink khi xử lý với vải Linen gồm 2 sợii màu trắng và hồng thì hiệu ứng sẽ gần với màu Cam của Jacket. Minh họa ZIGNOR thời sinh viên.

 

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ

Chat