Variations of Styles for the Polo Shirt (2/2): Placket and Fabric
Hy vọng sau 2 bài viết này, độc giả có thể chiêm nghiệm lại sản phẩm Polo với cách tiếp cận nhiều chiều đo lường hơn. Chúng tôi cũng không khuyến khích đi sâu quá cho nặng đầu, cứ thư giãn thôi. Nếu thấy thích thì nghĩa là trải nghiệm tốt cho sản phẩm mình bỏ tiền ra. Còn lại cứ quan tâm vào Styling trên Outfit cho đẹp thanh lịch là được.
***Placket options (Loại nẹp): Thông thường có 2 yếu tố định hình nên Style của Placket: 1) Về số lượng nút trên nẹp (ảnh hưởng đến hạ sâu nẹp) 2) Về cách may nẹp
1) Số nút trên nẹp sẽ quyết định Style, ZIGNOR nghĩ chỉ có 2 hướng của Style Polo là càng ít nút càng Sporty, càng nhiều nút càng Formal. Tuy nhiên đôi khi có những nẹp áo rất ngắn nhưng có rất nhiều nút (3 trở lên) thì cũng không cần để ý. Ở đây chúng tôi chỉ lấy số lượng nút để hàm ý cho hạ sâu nẹp trên áo (với khoảng cách nút trung bình).
Nẹp ngắn hơn trông sẽ Sporty hơn
2) Cách may nẹp cũng có vài cách như may nẹp rời như Classic Oxford shirt, và may nẹp gập trơn như plain placket (các brand Ý thường chuộng loại này). Nếu xét về chi phí may thì loại đầu tiên tốn nhiều công hơn nhưng nó không nhất thiết phải Stylish hay nên bán đắt hơn.
Polo Luca Avitabile trên The Rake Magazine có nẹp xẻ sâu hơn bình thường khiến thị giác thấy sang trọng hơn.
Lapo Elkann với nẹp trơn.
***Fabric Specs (Kỹ thuật vải): Kỹ thuật vải là thứ ít quen thuộc với người tiêu dùng vì nó bao la và thường khó xác minh được chính xác những gì được cho biết qua thương hiệu. Và ngay cả khi thành phần giống hệt nhau thì chất lượng vẫn hoàn toàn chênh lệch nhau một cách thường xuyên. Cho nên từ góc độ tiêu dùng, việc quá bám vào thành phần thì cũng không tốt cho trải nghiệm lắm. Vì trải nghiệm chính là trải nghiệm, nếu tốt thì nó tốt, nếu không tốt thì dù 100% Cotton 70s/2 nó cũng không tốt đối với nhu cầu của mỗi người dùng (vốn cũng không giống nhau).
Bài này chúng tôi chỉ điểm qua một số kỹ thuật tiêu biểu mà chúng tôi đánh giá cao qua quá trình trải nghiệm trước đây và dễ kiếm trong thị trường (chứ không quá khó; thường thì muốn khó và phê thì cứ mua hàng Ý giá trên EUR 100).
Weight: 190 - 240 gsm, thấp hơn sẽ hơi mỏng quá không lên dáng tốt, cao hơn sẽ nặng và không đủ mát dù dáng đẹp.
Weave: kết cấu dệt ảnh hưởng lớn đến thị giác nhìn và cả hình thái áo lên người, nên nó cũng là yếu tố nên biết. Có nhiều cách dệt nhưng có 2 chủng loại chính là Jersey và Pique. Jersey cho ra áo mềm mại, rũ, thư giãn, còn Pique cho ra áo có dáng và thể thao hơn, đôi khi cũng dễ trang trọng hơn (so với Jersey).
Composition: 100% Cotton được xem là đáng tiền nhất (nhưng chỉ đúng với những brand rất high end của châu Âu), còn ở châu Á thì chủng loại 100% cotton không có tiêu chuẩn sàn nên các đặc tính của Cotton cũng trở nên nhạt nhòa hơn khi trải nghiệm. Trong vài năm gần đây, các hãng Ý đã bắt đầu đẩy mạnh dòng Cotton pha với các sợi nhân tạo khác để tăng hiệu ứng chức năng khi mặc (như độ bền màu, độ chống nhăn) mà không giảm độ thở của áo đến mức mà người dùng có thể nhận thấy khi mặc.
Giá thành của dòng Cotton pha không nhất thiết rẻ hơn, mà nó đôi khi còn đắt hơn 100% cotton của những loại thấp hơn. Việc pha tối thiểu 50% Cotton có vẻ là mức sàn chúng ta nên để ý. Ở châu Âu ở các thương hiệu cao cấp (trừ các hãng xa xỉ) đã bán những loại này rồi, và giá không khác so với 100% Cotton (trong cùng thương hiệu). Cho nên vẫn nên quay lại vấn đề là trải nghiệm kết quả là gì hơn là chỉ đọc các thông số này và đưa ra quyết định.
Yarn: cái này tricky (hắc ám) nhất, vì ở đâu cũng bảo 40s-50s-60s nhưng chúng tôi sờ vào thì thấy không tới, hoặc có tới thì cũng chất lượng không cao. Nên nói chung không cần quan tâm chỉ số này.
Chúc độc giả trải nghiệm Polo tốt hơn. Cảm ơn đã dành thời gian đọc những gì ZIGNOR chia sẻ.